SO SÁNH ĐẾ DA VÀ ĐẾ CAO SU
Như Anh Rùa đã viết ở bài NHẬN BIẾT ĐẾ GIÀY: CÓ 8 LOẠI CƠ BẢN thì outsole (đế giày – lớp ngoài cùng tiếp xúc với mặt đường) chủ yếu được làm bằng chất liệu da hoặc cao su, rất ít hoặc không có thương hiệu chất lượng nào lại làm outsole bằng gỗ cả, vì gỗ cứng và dễ gãy khi ta gập giày (trừ trường hợp đế cork nitrile là hỗn hợp giữa gỗ vỏ cây và cao su). Chỉ có làm lớp midsole bằng lớp cork (Gỗ từ vỏ cây) có trọng lượng nhẹ để tăng độ đàn hồi và êm ái cho giày.
Do đó trong bài viết này Anh Rùa chỉ nói về những chủ đề giữa đế da và đế cao su có những cái hay/dở như thế nào, và đây cũng là vấn đề được mọi người tranh luận và quan tâm khá nhiều.
I. SỰ ÊM ÁI.
1a. Ưu điểm của đế da.
Mọi người thường nghĩ đế da thường không êm ái, thoải mái do trải qua công đoạn thuộc làm cho da trở nên khô cứng. Nhưng mọi người quên rằng thực tế miếng da vẫn là 1 làn da, vẫn mang đầy đủ tính chất mềm mại, và có khả năng tạo khuôn ôm sát bàn chân 1 cách rất tự nhiên sau 1 thời gian sử dụng (Bởi vì da là 1 sản phẩm tự nhiên).
Do đó outsole bằng da kết hợp với midsole có thêm cork, làm cho những bước đi rất êm ái và linh hoạt. Miếng outsole kết hợp với insole nhờ đó sẽ ôm gọn theo khuôn chân ta và giúp chân hoàn toàn thoải mái hơn outsole cao su.
(Giày Tây Nam với đế da Light Brown Wholecut)
(Giày Tây Nam với đế da V-style Black Half Brogue Oxfords Cap Toe)
1b. Nhược điểm của đế da.
Nhược điểm của đế da là nếu không được chế tác đúng cách (hoặc nếu không có sự kết hợp với một lớp cork mỏng), nó có thể rất cứng và biến dạng phôm đế, kém bền và không thực sự cho ta sự thoải mái. Thêm vào đó có những đôi giày được thiết kế thêm miếng đệm ngay chỗ hõm lòng bàn chân của ta, giúp êm ái hơn trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra đế da còn 1 nhược điểm là khá trơn, nhưng chúng ta có thể khắc phục được bằng cách dán miếng cao su, vừa bảo vệ đế da vừa chống trơn trợt khá tốt nhưng vẫn giữ được những ưu điểm của đế da. DỊCH VỤ DÁN ĐẾ GIÀY TẠI Anh Rùa.
(Dịch vụ dán đế tại Anh Rùa)
Thêm 1 sự lựa chọn để bảo vệ đế giày mà không cần dán thêm cao su Topy/Vibram đó là sử dụng Dầu bảo vệ và dưỡng đế da Sole Guard MDO Saphir 100ml hoặc Kem dưỡng da cao cấp mỡ chồn và mỡ hải cẩu Grease Saphir MDO 100 ml. Tuy nhiên cách này có vẻ không hiệu quả ở Việt Nam.
(Dầu bảo vệ và dưỡng đế da Sole Guard MDO Saphir 100ml)
(Kem dưỡng da cao cấp mỡ chồn và mỡ hải cẩu Grease Saphir MDO 100 ml)
1c. Ưu điểm của đế cao su.
Đế cao su thường linh hoạt ngay cả khi vừa mua 1 đôi giày mới. Vì vậy bạn thường không cảm thấy cứng khi mang 1 đôi giày đế cao su, ngay cả khi được làm hand welted.
Và cao su tự nó có tính chất êm ái và hấp thụ giảm sốc khi ta bước đi, ta không cảm thấy độ cứng của vỉa hè tác động lên chân nhiều như ta mang giày đế da.
Đế cao su rất bám đường, thường có trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp cho những người bận rộn luôn phải bước nhanh.
(Giày Tây Nam Taupe Single Monkstrap)
(Giày Bốt Nam Black Zip Boots)
1d. Nhược điểm của đế cao su.
Cao su (dù là tự nhiên hay tổng hợp) không có khả năng tạo khuôn ôm sát bàn chân 1 cách rất tự nhiên sau 1 thời gian mang như đế da, vì thế về thời gian lâu dài có thể không còn thoải mái như lúc đầu.
II. ĐỘ BỀN.
2a. Ưu điểm của đế da.
Độ bền bỉ của đế da nằm ở chỗ đế được làm bao nhiêu lớp da. Đế được làm bằng 3 lớp da (triple sole) sẽ bền lâu hơn bất kỳ đế cao su nào. Nhưng 3 lớp sẽ làm đôi giày trông nặng nề và gồ ghề nên hầu như đế được làm bởi 2 lớp da cũng được coi là tốt rồi. Nếu đôi giày của bạn được làm từ 1 lớp da thì tốt nhất bạn nên dán miếng cao su rời lên để bảo vệ đế da, tăng độ bền và chống trơn trợt cho mọi thời tiết.
(Giày Bốt Nam Black Shell Cordovan Full Brogue Boots (2 lớp da - double outsole))
(Giày Tây Nam Cognac Full Brogues Allen Edmonds (2 lớp da - double outsole))
2b. Nhược điểm của đế da.
Như đã nói ở trên, đế da 1 lớp sau 1 thời gian mang sẽ dễ bị mòn mặt da, tạo điều kiện để nước thấm vào da, hư da, hỏng chỉ và nặng có thể dẫn nước đi ngược vào insole. Điều này có thể khắc phục dễ dàng bằng cách dán miếng cao su vào đế da, miếng cao su này có thể trụ được ít nhất là 3 năm, không phải nói là trên 5 năm. Hoặc có thể 1 năm nếu bị cày quá nhiều không thương tiếc với mọi địa hình khắc nghiệt.
(Giày Lười Nam Black Penny Loafers (1 lớp da - Single outsole))
(Được dán cao su khắc phục nhược điểm)
2c. Ưu điểm của đế cao su.
Một đôi giày đế cao su tốt là hầu như không thể phá hủy (không đúng 100% nhưng cũng gần như thế). Do tính chất cao su dẻo và có độ bền cao (nếu cao su được chế biến chất lượng và công nghệ tiên tiến) chúng ta có thể đi trên mọi địa hình khô cứng.
Khi mang giày đế cao su chúng ta chẳng những không lo khi đi trên đường đầy đá cuội, mà còn chẳng bận tâm gì đến mặt đường có ướt át hay không, vì vốn dĩ cao su không thấm nước.
2d. Nhược điểm của đế cao su.
Nếu nó nứt, mọi thứ coi như xong. Và đôi khi nó có thể nứt mà không có lý do rõ ràng. Giống như bạn cố gắng làm khô đế cao su bằng cách đặt nó bên cạnh lò sưởi, cũng là 1 nguyên nhân làm cho cao su bị khô nứt. Và khi nó bắt đầu nứt cho dù là 1 vết nhỏ, sau đó nó sẽ lan ra và ngày càng tệ hơn. Nếu đó là 1 đôi giày đắt tiền và bạn muốn cứu nó, thì hãy dán miếng cao su ngay khi phát hiện nó bị nứt. DỊCH VỤ DÁN ĐẾ GIÀY TẠI Anh Rùa.
(Dịch vụ dán đế giày tại Anh Rùa)
III. SỰ SANG TRỌNG, TRỊNH TRỌNG VÀ THẨM MỸ.
3a. Ưu điểm của đế da.
Một đôi giày đế da luôn là sự mẫu mực cho tính sang trọng và thẩm mỹ cao. Có người quan niệm rằng thích đế mỏng và ôm sát (kiểu cementing hoặc blake stitch) thì sẽ thanh lịch hơn kiểu goodyear welted (luôn có 1 phần đế dư ra (welt) để may đường chỉ rapid). Nhưng cũng có những người thích kiểu chắc chắn như goodyear welted với phần đế dư ra ôm sát nhất có thể ( thường được làm bằng tay và giá khá mắc).
Xem thêm bài viết KỸ THUẬT ĐÓNG GIÀY để hiểu rõ hơn cementing, blake stitch và goodyear welt.
(Giày Tây Nam Goodyear Ocean Patina Double Monkstrap)
3b. Nhược điểm của đế da.
Nếu không được cắt và gọt dũa bởi những người thợ lành nghề thì đế da trông rất cẩu thả, bê bối và sẽ mất đi giá trị sang trọng và tính thẩm mỹ ngay.
3c. Ưu điểm của đế cao su.
Một số người đóng giày và những người theo chủ nghĩa truyền thống sẽ cho rằng đế cao su không thể sang trọng và thẩm mỹ. Điều đó đúng nhưng không hoàn toàn. Có những đế cao su được thiết kế vô cùng thẩm mỹ, gọn gàng và sang trọng đến nỗi khi đứng cách 1,5 – 2m bạn sẽ không thể phân biệt được đó là đế cao su hay da. Vì thế những người thích những ưu điểm của đế cao su ở 2 mục trên thì cũng đừng quá e ngại ở mục 3 này.
(Đế dainite)
(Nếu nhìn từ xa thì ta rất khó nhận ra một đôi Giày Tây Nam Black Ucap Full Brogue Oxfords với đế cao su dainite)
3d. Nhược điểm của đế cao su.
Vì 1 số mục đích nào đó của người đóng giày hay nhà sản xuất mà đế cao su thường to, dầy và nặng nề (như đế commando). Điều này làm giảm tính trịnh trọng của đế cao su và hướng tới phong cách casual nhiều hơn.
* Ngoài ra vẫn còn 1 trường hợp đặc biệt là, những đôi giày đế da nhưng được nhà sản xuất thiết kế thêm 1 miếng cao su để có thể vừa có được ưu điểm của cả 2 loại đế, vừa hạn chế được nhược điểm của cả 2 loại đế.
(Giày Bốt Nam Light Cognac Plaintoe Boots được độ thêm đế commando)
(Giày Tây Nam Black Split Toe Derby V-Tread với đế da kết hợp cao su)
IV. KẾT LUẬN.
Đế da hay đế cao su cũng đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng cũng như kiểu giày nào phù hợp với mình. Do đó có những hãng giày lớn danh tiếng cũng sản xuất ra những đôi giày đế cao su bên cạnh những đôi giày đế da của họ với giá thành cũng không rẻ tí nào. Vì vậy cũng phải xem xét đến phần da upper xem có chất lượng hay không chứ đừng chăm chăm nhìn vào cái đế để đánh giá 1 đôi giày.
Bài viết được Anh Rùa tham khảo từ: The Shoe Snob.
Như thường lệ, cám ơn mọi người đã theo dõi bài viết! ;)
...............
Bài viết được viết bởi Anh Rùa store và đã được đăng ký bản quyền tác giả trên DMCA. Chia sẻ bài viết để lan tỏa những điều hay xin vui lòng ghi rõ nguồn mọi người nhé! ;)
..............
Anh Rùa store - SHOES, Leather CARE, Handcraft
anhrua.net
0775. 000. 905 - 0776. 440. 044
Bình luận