VÌ SAO ÁO KHOÁC DA BELSTAFF LÀ THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC GIỚI MỘ ĐIỆU LỰA CHỌN?
Cũng giống như giày tây, nếu thật sự đam mê và trải qua đủ sâu nhiều hãng giày (shoemaker) thì ta sẽ nhận ra nét khác biệt giữa hãng này với các hãng khác. Đó chính là định hình phong cách, đường nét thiết kế, kỹ thuật chế tác / finish, sử dụng nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ liệu và cách phối những thứ đó lại với nhau...Nhưng hôm nay Anh Rùa sẽ nói về áo khoác da.
(Mỗi nhà shoemaker đều muốn định hình được nét riêng)
Ở Schott, mọi thứ đều trung hòa. Trung hòa giữa các yếu tố: một chút thời trang năng động trẻ trung pha trộn một chút mạnh mẽ biker cổ điển, đường nét thiết kế, định hình phong cách hài hòa cân bằng đúng như phong cách Mỹ. Schott sử dụng nguyên vật liệu, phụ liệu khá tốt; phụ kiện ở mức khá.
(Schott jacket)
(Áo Khoác Nam Wool Black D Pocket Double Rider Perfecto Schott)
(Áo Khoác Da Nam Medium Brown A2 Flight Jacket Schott)
(Áo Khoác Da Nam Dark Brown B3 Bomber Jacket Schott)
(Áo Khoác Da Nam Black Double Rider Jacket Schott)
(Áo Khoác Da Nam Varsity MA1 Bomber Jacket Schott)
(Áo Khoác Da Nam Western Cowboy Jacket Schott)
Cùng xuất xứ tại Mỹ nhưng Vanson Leathers lại định hướng rất khác. Cũng sử dụng nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ kiện ở mức tốt nhưng Vanson lại định hình phong cách dành cho các tay đua. Mỗi khi khoác chiến áo Vanson như khoác một chiếc áo giáp với bộ vai, lưng vững chãi, mạnh mẽ như những đấu sĩ thời La Mã! Chính vì thế nên những chiếc áo khoác da của Vanson bền bỉ, có tính bảo vệ tốt và thiết kế nghiên về công năng, thoải mái khi lái xe mô tô nhưng nếu kết hợp vào outfit thời trang thì Vanson cũng có thể hoàn thành “nhiệm vụ” ở mức khá.
(Đây là mẫu thiết kế xương xẩu (bones) đặc trưng của Vanson)
(Ứng dụng vào thời trang của Vanson)
(Vanson double rider phối với sartorial)
Vanson còn rất nổi tiếng trong giới đường đua:
(Vanson Leathers)
Ở Pháp có chất lãng mạng thơ thơ, quyến rũ nhẹ nhàng thì ở UK lại mang hơi hướng đậm nét cổ điển, đóng khung, quý tộc quyền lực lâu đời. Trong đó 2 thương hiệu mà Anh Rùa ấn tượng là Aero Leather từ Scotland và Eastman Leather từ UK. Cả 2 thương hiệu này đều có nét tương đồng nhau, đó là phong cách ăn mặc hoài cổ, quay về từ thời chiến WWII từ những chiếc áo pilot, bomber, flight…đậm chất vintage, chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ và dĩ nhiên kỹ thuật chế tác / finish, sử dụng nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ liệu rất tốt. Và cuối cùng độ phối outfit vào thời trang cũng như cưỡi những con ngựa sắt (mô tô) ở mức khá tốt.
(Aero Leather)
(Horsehide Aero Leather ứng dụng vào thời trang khá tốt)
(Eastman Leather Clothing)
Cũng không thể không nhắc tới đất nước có nhiều “món” độc nhất trên Thế Giới mà chỉ có Nhật Bản (Japan) mới có thì thời trang cũng thế, có một nét “dị” rất riêng biệt. Bên cạnh đó sự cầu toàn, hoàn hảo đến từng chi tiết của người Nhật cũng là một yếu tố đưa những sản phẩm của Nhật Bản lên hàng TOP trên Thế Giới, cũng như là nơi được các brand nổi tiếng đặt gia công, chế tác. Một vài brand Made in Japan có thể điểm qua như The Real McCoy's, A Bathing Ape, Y2 Leather…
(Mẫu huyền thoại horsehide J-24 Buco (The Real Mccoy's))
(Shark Leather Riders Jacket đặc trưng của A Bathing Ape)
(Horsehide D-pocket double riders jacket của Y2 Leather)
Cũng còn khá nhiều brand nổi tiếng về áo khoác da, nhưng Anh Rùa chỉ giới thiệu một vài hãng mang phong cách classic, vintage và đầu tư về chất lượng và chúng ta đừng quên nhân vật chính trong ngày hôm nay: Belstaff.
Nhưng…trước khi “xử” nhân vật chính thì cho phép Anh Rùa nhắc tới 1 hãng áo da mà Anh Rùa cũng khá thích vì phong cách thiết kế rất riêng không lẫn vào đâu được, đầu tư vào nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ kiện...với chất lượng và chăm chút từng đường may rất chi tiết, thiết kế cầu kỳ vô cùng tinh tế: Thedi Leathers đến từ Greece.
(Thedi Leathers)
I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ BELSTAFF
Vào năm 1907, cuộc đua Isle of Man Tourist Trophy đầu tiên được tổ chức tại England (Anh Quốc).
(Cuộc đua Isle of Man Tourist Trophy)
Vào thời điểm đó môi trường đường đua rất bụi bặm, bẩn thỉu và những tay đua phải mặc những chiếc vòng cổ cứng kết hợp với áo khoác hay mặc lúc đó để tạo nên sự trang trọng. Hai năm sau là vào năm 1909, câu lạc bộ đua mô tô của Anh được thành lập. Cũng cùng năm đó, Eli Belovitch thành lập cửa hàng ở Staffordshire với công việc kinh doanh vải tái chế và đồ cao su.
Trong suốt World War I, công ty Belovitch đã cung cấp cho Quân đội Anh lều và áo choàng với loại vải không thấm nước.
(Lều và áo choàng)
Sau khi chiến tranh kết thúc, những trận đua đã bắt đầu hoạt động lại ở Anh và nó đã phần nào trở thành Kỷ nguyên vàng của những cuộc đua mô tô. Với tinh thần lớn mạnh đó, Belovitch đã thành lập thương hiệu Belstaff vào năm 1924 cùng với con rể của mình Harry Grosberg tung ra Bellstaff (tên thương hiệu ban đầu có thêm chữ “l”, tồn tại cho đến những năm 1930) và đã tập trung toàn lực vào quần áo chuyên đua mô tô. Và họ đã thành công khi sản xuất ra những bộ quần áo chất lượng chống thấm nước cho cả nam và nữ là nhờ vào Grosberg đã mang về loại bông (cotton) Ai Cập có chất lượng cao nhưng khi được đánh sáp lại thoáng khí hơn so với quần áo cao su truyền thống.
Cho đến năm 1930 Belstaff mới được biết đến nhiều hơn bởi vì lúc đó khách hàng của họ là những người nổi tiếng trong lĩnh vực đua mô tô, nhà thám hiểm…như Joe Wright, người giữ kỷ lục vòng đua mô tô tại Brooklands từ năm 1925 đến năm 1935. T.E Lawrence, vừa là nhà thám hiểm cũng vừa là một tay đua mô tô. Một số khách hàng nữ nổi tiếng của Belstaff vào thời điểm đó là Amy Johnson, nữ phi công đầu tiên bay một mình từ Anh đến Úc, cũng như nữ phi công Amelia Earhart.
(Amelia Earhart trong chiếc áo khoác Belstaff)
Và cái gì tới sẽ tới, World War II bùng nổ và Belstaff lại bắt đầu sản xuất sản phẩm thiết yếu cho quân đội nhưng nhu cầu tăng quá cao, buộc Belstaff phải tuyển dụng hơn 600 công nhân. Chiến tranh cũng kết thúc, Belstaff quay trở lại và lợi hại hơn với những chiếc áo khoác (jacket) cho mô tô.
Vào năm 1948, Belstaff đã cho ra đời con gà đẻ trứng vàng Trialmaster (nổi tiếng cho đến ngày nay) với chất liệu waxed cotton. Ban đầu Trialmaster được thiết kế để chịu được cuộc thử nghiệm 6 ngày của người Scotland (Scottish six days trial) trong một cuộc đua mô tô địa hình vô cùng khắc nghiệt.
(Scottish six days trial)
Và rồi Trialmaster đã trở nên nổi tiếng rất nhanh và đến năm 1952, Ernesto Che Guevara đã mặc chiếc Trialmaster Belstaff khi cưỡi con mô tô qua miền Nam của những người nổi tiếng và chiếc áo khoác Trialmaster Belstaff là mặt hàng bán chạy nhất của công ty vào năm 1960.
(Ernesto Che Guevara trong chiếc Trialmaster Belstaff)
Vào năm 1963, diễn viên nổi tiếng Steve McQueen đã mặc con Trialmaster Belstaff trong bộ phim “The Great Escape” với phân cảnh lái mô tô nổi tiếng, nơi Steve McQueen nhảy qua hàng rào thép gai.
(Steven McQueen in Belstaff Trialmaster Jacket)
(The “King of Cool,” Steve McQueen, wearing a Belstaff Trialmaster)
Năm 1969, Belstaff đã tiến hành phần nào đổi thương hiệu của mình và giới thiệu biểu tượng thương hiệu là phượng hoàng (Phoenix). Công ty Belstaff đã đổi chủ một vài lần nhưng hiện nó thuộc sở hữu của công ty tư nhân lớn nhất ở Anh có tên là Ineos.
Cùng với kiến thức chuyên môn mà nhà máy Belovitch có được trong những năm chiến tranh đã dẫn đến sự phát triển của 2 dòng áo mũi nhọn (cho đến ngày hôm nay) của Belstaff là: leather jacket (áo khoác da) và waxed cotton jacket (áo cotton phủ sáp có độ bền cao). Những chiếc áo khoác của Belstaff vừa có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt của đường đua, đồng thời cũng vừa siêu phong cách. Do đó Belstaff sớm trở thành tín đồ thời trang của đông đảo nhiều người trên toàn Thế Giới và đưa Belstaff đến các thảm đỏ của Hollywood.
(Leather jacket Belstaff)
(Wax cotton jacket Belstaff)
II. THIẾT KẾ LÀM NÊN TÊN TUỔI
Belstaff những ngày sau đó đã cho ra lò một loạt các loại áo khoác và trang phục với phong cách đặc trưng của mình nhưng có vài mẫu mang tính biểu tượng Belstaff và nổi tiếng cho đến cả ngày nay. Sau đây chúng ta hãy cùng quay trở lại những mẫu thiết kế đó đã làm nên tên tuổi Belstaff trong thời kỳ kỷ nguyên vàng và trong những cảnh phim cổ điển của Hollywood. Những người nổi tiếng lựa chọn Belstaff bao gồm các tay đua mô tô Joseph Wright và Sammy Miller, phi công Amy Johnson và Amelia Earhart và các diễn viên Steve McQueen, Ewan McGregor, Kate Moss, Will Smith, David Beckham, Angelina Jolie, Johnny Depp, Brad Pitt, Tom Cruise, George Clooney, Hilary Swank và Daniel Craig (James Bond)...Và họ đã xuất hiện trong một loạt các bộ phim Hollywood bao gồm Mission: Impossible III, The Curious Case of Benjamin Button, Wall Street 2, Harry Potter and The Half Prince và Eastern Promises....
Giám đốc sáng tạo Sean Lehnhardt-Moore nói: “Belstaff is, at its heart, a brand for those who want to push the limits.” Tạm dịch: “Belstaff thực chất là một thương hiệu dành cho những ai muốn vượt qua giới hạn”.
(David Beckham)
(Brad Pitt)
(Ewan McGregor)
* THE TRIALMASTER
Trialmaster được giới thiệu vào năm 1948 và ngay lập tức trở thành cú hit với các tay đua mô tô, diễn viên, nhà thám hiểm và những người nổi tiếng. Với thiết kế có thắt lưng (belt), cổ tàu (có chân, không lá) và có 4 túi đã làm cho Trialmaster trở thành một thiết kế mang tính biểu tượng và không thể nhầm lẫn, đồng thời với cấu tạo chắc chắn (well built) giúp leather jacket Trialmaster có khả năng chống chọi tốt với thời tiết, ấm áp và thoải mái khi mặc. Những khách hàng đáng chú ý bao gồm: tay đua John Lee, Steve Mcqueen, Brad Pitt, Will Smith... Trialmaster được thiết kế cho cả nam và nữ.
Trialmaster Belstaff với những tone màu cơ bản:
(Trialmaster light brown Belstaff)
(Trialmaster light camel Belstaff)
(Trialmaster dark camel Belstaff)
(Trialmaster dark brown Belstaff)
(Trialmaster dark brown Belstaff)
Trialmaster Belstaff với những tone màu "ra khỏi vùng an toàn":
(Trialmaster offwhite Belstaff)
(Trialmaster burgundy Belstaff)
Ngoài chất liệu da (leather) thì Trialmaster còn đa dạng với những chất liệu khác như là suede/roughout (da lộn), wool/cashmere (len) hoặc nylon, polyester, waxed cotton...
(Trialmaster sand roughout Belstaff)
* THE ROADMASTER
Với thiết kế hầu như tương tự như Trialmaster (nhưng thon gọn hơn Trialmaster) và 4 túi thẳng cân đối.
(Roadmaster parisian brown Belstaff)
Cũng có các chất liệu khác như Waxed Cotton Light Brown Roadmaster Jacket Belstaff:
(Waxed Cotton Light Brown Roadmaster Jacket Belstaff)
(Áo Khoác Nam Dark Grey 6oz Waxed Cotton Roadmaster Jacket Belstaff)
* THE RACEMASTER
Racemaster được thiết kế nhỏ gọn nhưng không kém phần thời trang pha trộn cổ điển (được coi là phiên bản ngắn hơn của Roadmaster) được giới thiệu vào năm 1981 cùng với Roadmaster. Được yêu thích vì cảm giác nhẹ và khả năng chống trọi tốt trước thời tiết khi mặc, Racemaster là một trong những chiếc áo khoác kiểu biker đương đại phổ biến nhất của Belstaff.
(Racemaster black Belstaff)
Áo Khoác Da Nam Taupe Racemaster Jacket Belstaff:
(Áo Khoác Da Nam Taupe Racemaster Jacket Belstaff)
(Áo Khoác Nam Burgundy 6oz Waxed Cotton Racemaster Jacket Belstaff)
(Áo Khoác Nam Blue 6oz Waxed Cotton Racemaster Jacket Belstaff)
* THE FIELDMASTER
Có lẽ mọi người thấy cái tên field jacket khá quen? Belstaff thật sự là bậc thầy về thiết kế những chiếc áo da chất lượng trường tồn theo thời gian.Thay vì dùng belt như Trialmaster / Roadmaster thì Fieldmaster lại được thiết kế dây rút ẩn bên trong lớp lót. Cũng với chất liệu đa dạng từ leather, cotton cho đến nylon, polyester.
(Fieldmaster rosewood waxed cotton Belstaff)
(Áo Khoác Nam Blue Polyester Field Jacket Parkstone Belstaff)
(Áo Khoác Nam Navy Polyester Fieldwood Field Jacket Belstaff)
Ngoài những mẫu kinh điển ở trên, không có nghĩa là những mẫu còn lại của Belstaff không đáng chú ý mà ngược lại, mỗi chiếc áo khoác mang thương hiệu Belstaff đều luôn đạt chuẩn chất lượng tốt nhất và được ủng hộ cũng không kém.
(Áo Khoác Da Nam Light Brown Leather A2 Bomber Jacket Belstaff)
(Weybridge Black Leather Jacket Belstaff)
(Waxed Cotton Grey Weybridge Biker Jacket Belstaff)
(Suede Dark Brown Denesmere Jacket Belstaff)
(Tobacco Brown Roughout Sidney Jacket Belstaff)
Và còn rất nhiều mẫu áo khác tại ĐÂY.
Bài viết được Anh Rùa tham khảo từ các nguồn: CHO Fashion & Lifestyle, Gentleman's Gazette và Belstaff.
Như thường lệ, cảm ơn mọi người đã đọc bài viết! ;)
...............
Bài viết được viết bởi Anh Rùa store và đã được đăng ký bản quyền tác giả trên DMCA. Chia sẻ bài viết để lan tỏa những điều hay xin vui lòng ghi rõ nguồn mọi người nhé! ;)
..............
Anh Rùa store - SHOES, Leather CARE, Handcraft
anhrua.net
0775. 000. 905 - 0776. 440. 044
Bình luận