PHÂN BIỆT CHẤT LƯỢNG DA
Giày Bốt Nam Medium Brown Jodhpur boots Edward Green for Ralph Lauren Purple Label:
(Xem thêm bài viết EDWARD GREEN, 1 TRONG 5 THƯƠNG HIỆU CHẤT LƯỢNG ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI)
Phân biệt chất lượng da luôn là phần khó nhất, chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân, hoặc do người bán tư vấn cho bạn. Trên thị trường giày tây nam, những đôi bespoke hoặc bench-made có giá trên dưới cả ngàn USD chỉ dành cho những phân khúc khách hàng đặc biệt với nguyên liệu da được lựa chọn tốt nhất.
Nhưng những đôi ready-to-wear (RTW) cũng có những đôi chất lượng tốt bên cạnh những đôi có chất lượng bình thường. Làm thế nào để nhận ra điều đó? Sau đây là một vài cách phân biệt:
1.Luyện tập bằng mắt để đánh giá chất lượng da.
Dưới đây là ví dụ về sự tương phản giữa đôi giày Gaziano & Girling Hanley (ảnh đầu tiên bên dưới) với một đôi giày giá rẻ hơn (ảnh thứ hai bên dưới) thể hiện một chất lượng khác biệt rõ ràng giữa hai loại da (da bê - da bò):
(Gaziano & Girling Tavistock - Được làm từ da bê calfskin)
(Da bò)
2.Da được lấy từ vị trí nào trên con vật.
Các hãng làm giày thường lấy nửa tấm da hoặc cả tấm da từ các xưởng thuộc da, sau đó họ sẽ quyết định phần da nào được sử dụng. Phần da chất lượng nhất từ vị trí dọc theo xương sống hoặc ở giữa tâm điểm của tấm da. Phần da càng xa xương sống thì càng lõng lẽo, nhăn… kém chất lượng.
(Rất có khả năng da được lấy từ vùng bụng).
3.Chú ý độ dầy của da.
Da dầy hơn sẽ giữ form tốt hơn nhưng kém linh hoạt hơn. Một số da mỏng hơn mềm mại và đẹp hơn nhưng dễ nhăn và đi lại dễ dàng hơn. Nhưng full grain leather lại là một trường hợp đặc biệt, có thể mỏng và chắc chắn, cũng như dầy mà lại linh hoạt. Đó là lý do tại sao những hãng thời trang lớn có giá khủng khiếp đến vậy, vì họ chỉ sử dụng loại da tốt nhất grade A full grain leather.
4.Hãy chú ý đến màu sắc nhất quán của một chiếc giày mới.
Trừ trường hợp những đôi giày được burnish, patina theo chủ ý.
5.Hãy nhớ rằng whole-cut rất đẹp và rất khó làm.
Whole-cut được làm từ một mảng da liền mạch không cắt ghép, do đó dễ bị nhăn hơn những kiểu cap-toe, brogues. Plain-toe dễ nhăn đứng thứ nhì chỉ sau whole-cut. Nhưng nếu một đôi giày có da chất lượng thì nếp nhăn đó nhìn rất đẹp. Đôi jodhpur boots siêu cao cấp G&G Tavistock ở trên là một ví dụ:
(Gaziano & Girling Tavistock jodhpur boots)
Do đó những nếp nhăn của giày không thật sự là nỗi đáng sợ khủng khiếp. Nếp nhăn ấy sẽ hầu như luôn luôn xảy ra ở một mức độ nào đó đối với giày da vì bất cứ khi nào có áp lực đè lên da do đi bộ và gập chân khi mang giày, da sẽ phản ứng lại bằng cách phá vỡ cấu trúc da theo một mức độ nào đó tương ứng.
Nếu sóng chân (bridge) thấp sẽ tạo nhiều khoảng trống bên trong giày, gia tăng áp lực nhiều hơn cho giày khi đi bộ và gập chân, dẫn đến giày sẽ dễ nhăn hơn.
Nếp nhăn không nói lên chất da kém, nếu chỉ nhăn ở một mức nào đó nhất định và không phát triển hơn, thì đó là một đôi giày tốt. Các bạn có thể đọc thêm bài viết NẾP NHĂN DA CỦA GIÀY TÂY, ĐIỀU HIỂN NHIÊN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC để hiểu rõ hơn tại sao nhăn da và cách khắc phục nhé.
Như thường lệ, cám ơn mọi người đã theo dõi bài viết! ;)
...............
Bài viết được viết bởi Anh Rùa store và đã được đăng ký bản quyền tác giả trên DMCA. Chia sẻ bài viết để lan tỏa những điều hay xin vui lòng ghi rõ nguồn mọi người nhé! ;)
..............
Anh Rùa store - SHOES, Leather CARE, Handcraft
anhrua.net
0775. 000. 905 - 0776. 440. 044
Bình luận